Toc
Trà nhãn là một thức uống có tính thanh nhiệt, bổ huyết, an thần, giảm căng thẳng hiệu quả. Mặc dù khá phổ biến nhưng ít ai biết cách pha trà nhãn để tạo nên một ly thức uống thơm ngon, chuẩn vị.
Sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi, được nghỉ ngơi và thưởng thức một ly trà nhãn ngon, hấp dẫn sẽ giúp bạn cân bằng sức khỏe tâm trí. Cách pha trà nhãn cũng không quá phức tạp, chỉ cần bạn nghiêm túc đọc và thực hành theo hướng dẫn ở bài viết dưới đây.
Trà nhãn có tốt không? Chia sẻ 5 cách pha trà long nhãn ngon, hấp dẫn tại nhà
I. Tại sao nên dùng trà nhãn?
Theo truyền thống của Trung quốc, trà nhãn được biết đến như một loại trà có tác dụng an thần, giảm stress, tăng sức đề kháng, giảm oxi hóa cơ thể,.. Trà nhãn khi được kết hợp cùng một vài loại thảo dược như táo đỏ, gừng, hoa cúc,…, sẽ tạo thành thứ đồ uống rất tốt sức khỏe
- Nhãn được biết đến như một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhãn khi kết hợp với các loại thảo dược từ thiên nhiên như gừng, táo đỏ, hoa cúc,…, sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe: làm tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ sung máu, hỗ trợ tiêu hóa,…
- Nhãn được sử dụng như một loại thuốc chống trầm cảm trong y học Trung Quốc vì chúng tác động trưc tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Những người học tập, làm việc căng thẳng, stress thường sử dụng trà nhãn pha với táo đỏ để thư giãn nhằm tận dụng hầu hết các dược tính của nó lên hệ thần kinh
- Trong suốt những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng, nhiều người trở lên bồn chồn, khó ngủ khi cuối ngày. Trà nhãn đã được chứng minh để thúc đẩy cảm giác bình tĩnh, tăng cường chất lượng giấc ngủ cho con người
- Nhãn quả tươi được chứng minh là thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A, B1, B2, magie, canxi, sắt, photpho,…. Sử dụng nhãn mỗi ngày sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, lá lách và hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Người ta tin rằng, sử dụng trà nhãn mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái, khoan thai đồng thời còn giúp tăng cường máu, sinh tinh và hỗ trợ khả năng sinh sản
II. Cách pha trà nhãn
1. Pha trà nhãn từ siro nhãn
Những ngày hè oi nóng sẽ trở nên dịu mát hơn với ly nước siro nhãn mát lành, bổ dưỡng. Ly nước nhãn có vị thơm tinh tế của quả nhãn lồng Hưng Yên, cùi nhãn giòn giòn nhưng không quá ngọt, rất tuyệt vời để làm mát cơ thể trong ngày hè
Nguyên liệu
- Siro nhãn: 2 muỗng.
- Nước lọc: 100ml
- Đá bào
Cách làm
- Cho siro nhãn vào bình lắc, thêm nước, đá bào, đậy nắp
- Dùng lực ở cổ tay lắc đều bình lắc, lắc khoảng 3 phút thì đổ nước ra ly
- Thêm 1, 2 chiếc lá bạc hà tươi để gia tăng hương vị
- Chú ý: Nếu bạn chưa hài lòng với độ ngọt của ly nước nhãn, bạn có thể thêm đường để vị được đậm đà hơn
2. Cách pha trà nhãn tươi
Đang vào mùa nhãn tươi, bạn có thể tận dụng ngay nguồn nguyên liệu này để là trà nhãn. Với công thức này, gia đình bạn sẽ có ngay những ly nước uống cực mát lành và bổ dưỡng mà không cần phải chuẩn bị nhiều
Nguyên liệu
- Nhãn lồng Hưng Yên loại ngon: 500g
- Đường trắng: 40g
- Trà lipton: 10 túi
- Quả quýt ngọt: 2 quả
- Đường phèn, muối hạt
Cách làm
- Nhãn cắt cuộng, rửa sạch
- Bóc vỏ, tách hạt, lấy cùi nhãn ra ngoài. (Chi tiết cách tách hạt nhãn ra khỏi hạt, mời bạn tham khảo trong bài chia sẻ cách tách hạt nhãn của chúng tôi).
- Cho cùi nhãn vào 1 chiếc bát lớn, ướp với 40g đường trắng trong 20 phút
- Đun sôi 300ml nước, cho đường phèn cùng một chút muối hạt vào nồi, khuấy đều. Tiếp đó, cho cùi nhãn đã ướp đường vào nồi, khuấy đều cho đến khi cùi nhãn chuyển sang màu trắng đục thì tắt bếp. Vớt cùi nhãn ra bát (Lưu ý: Không nên nấu cùi nhãn quá lâu, dễ làm cho cùi nhãn bị nhũn, ăn không ngon)
- Đun sôi 1 lít nước nóng, nhúng 10 gói trà vào trong nồi, hãm trong 5 phút để trà ngấm vị
- Quýt bóc vỏ thành từng múi nhỏ, bỏ xơ
- Cho 100ml nước trà, 50ml nước lọc, 30ml nước nhãn, 4-5 trái thịt nhãn, 2 múi quýt vào cốc, khuấy đều, thêm đá lạnh và thưởng thức
Ly trà nhãn với sự kết hợp của nước nhãn, của trà lipton và của quýt sẽ mang đến thứ nước uống vô cùng hấp dẫn cho bạn và gia đình trong mùa hè này
3. Cách pha trà nhãn khô
Trà nhãn nhục khô với táo đỏ là thứ đồ uống có vị ngọt nhẹ và thơm ngon, có thể thưởng thức ở nhiều dạng khác nhau. Không chỉ bổ dưỡng cho sức khỏe, loại trà này còn rất tốt cho làn da và trí não. Sử dụng liên tục trong 2 tháng có thể giúp cải thiện thị lực một cách đáng kể.
-
- Táo tàu (táo đỏ) là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong nền ẩm thực của châu Á. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, táo đỏ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, bảo vệ gan, chống oxi hóa, làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Với cách sử dụng linh hoạt, táo đỏ thì xuất hiện trong nhiều món ăn khác nhau của người châu Á, từ các món mặn, ngọt cho đến các ly nước uống thảo dược thơm mát
- Tương tự như táo đỏ, long nhãn nhục là sản phẩm rất giàu dưỡng chất, vitamin, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, tốt cho gan, thận, lá lách,…Sự kết hợp giữa táo đỏ, nhãn nhục sẽ mang đến thứ nước uống có vị ngọt nhẹ, rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu
Cách làm
- Cắt táo đỏ thành những miếng nhỏ, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ (có thể ngâm qua đêm nếu bạn có thời gian)
- Nhãn nhục ngâm nước ấm 10 phút, rửa sạch
- Cho táo đỏ, long nhãn nhục khô vào nồi, thêm 1,5lít nước, đun sôi 25 phút
- Thêm kỷ tử vào nồi nước, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp
- Dùng rây lọc bã trà, thêm đường nâu theo khẩu vị.
- Sử dụng khi nước còn ấm hoặc uống cùng đá lạnh
4. Cách pha trà nhãn nhục với gừng tươi
Mùa đông của Việt Nam thường khá lạnh. Đây là thời điểm mà người ta cần thưởng thức những món ăn nóng, những ly trà ấm áp. Và đó cũng chính là lý do mà công thức pha trà nhãn với gừng tươi này ra đời. Theo đó, bất cứ khi nào cảm thấy bị ớn lạnh, muốn làm ấm cơ thể tức thời, bạn hoàn toàn có thể pha cho mình một tách trà này và sử dụng
Không chỉ có tác dụng làm ấm cơ thể, trà nhãn pha với gừng tươi còn rất tốt cho máu và trí não. Chính vì thế, nhiều người còn sử dụng ly trà này để thư giãn và phục hồi sức khỏe của mình
Nguyên liệu
- Nước lọc: 1,5 lít
- Gừng băm nhỏ: 1 muỗng canh
- Đường nâu
- Nhãn nhục: 100g
- Rửa sạch nhãn nhục khô và đặt chúng và ngâm chúng trong nước đun sôi khoảng 10 phút
- Cho nhãn nhục vào nồi, thêm 1,5 lít nước và đun sôi. Khi nồi nước đã sôi, hạ bớt nhiệt độ, tiếp tục đun thêm khoảng 30 phút thì cho gừng tươi, đường nâu vào nồi, khuấy đều để đường tan rồi tắt bếp
- Múc nước nhãn ra ly, thưởng thức khi còn ấm hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần ( Tối đa trong 3 ngày)
Tùy theo thời tiết đặc trưng của từng vùng miền, sở thích của người dùng mà bạn có thể lựa chọn cho mình những cách pha trà nhãn ngon, hấp dẫn khác nhau.
5. Cách pha trà nhãn với trà mùi
Lấy 10g cùi nhãn khô, 1g trà mùi pha với 250ml nước. Loại trà này có tác dụng ích tâm tỳ, bồi bổ khí huyết, trị chứng mất ngủ, hay quên, hồi hộp, co giật do tỳ vị hư nhược. Bạn cũng có thể sắc hoặc nấu lấy nước uống để đạt hiệu quả tốt hơn.
6. Trà nhãn kim ngân hoa
Lấy 10g hoa cúc khô, 10g kim ngân hoa, 10g nhãn nhục pha vào 500ml nước, đậy kín, hãm 5 phút thì thêm 1 chút đường phèn vào, khuấy đều và thưởng thức.
7. Trà nhãn độc vị
Người khí huyết không đủ, mỗi lần có thể sử dụng từ 20 quả nhãn, cho trực tiếp vào bình thủy tinh, thêm khoảng 500ml nước rồi uống thay trà. Lưu ý, ở lần pha đàu tiên, tốt nhất bạn cần ngâm nhãn khoảng 20 phút rồi mới uống.
Ngoài những công thức làm trà nhãn ở trên, bạn cũng có thể ứng dụng, tự pha chế nhiều hương vị trà khác nhau cho mình. Một số loại trà nhãn mà bạn có thể tham khảo như:
- Cách pha trà lipton với nhãn
- Cách pha trà nhãn hạt chia
- Cách pha trà sen nhãn
- ……
III. Một vài lưu ý khi sử dụng trà nhãn
- Ngoài cách pha trà nhãn, nhiều người có thói quen nấu nước nhãn tươi, nhãn khô lấy nước uống. Nếu dùng nhãn theo cách này, bạn lưu ý không nên nấu cùi nhãn quá lâu, dễ khiến cùi nhãn bị mềm, nhũn, ăn không ngon.
- Tùy theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp. Nếu ly nước uống không đủ ngọt, bạn có thể thêm đường nâu vào ly nước để phù hợp với khẩu vị của mình
- Trong các công thức pha trà nhãn ở trên, chúng tôi sử dụng đường nâu để gia tăng hương vị của ly nước uống. Nếu không muốn sử dụng đường nâu, bạn có thể thay thế chúng bằng mật ong nhãn, đường phèn
- Theo đông y, long nhãn khô, táo đỏ là sản phẩm có tính nóng, chính vì thế, nên kiểm soát lượng nước uống sử dụng trong ngày. Tốt nhất, 1 ngày chỉ nên sử dụng 2 ly nước để bảo vệ sức khỏe.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm hạt chia, nha đam để nấu, gia tăng hương vị cho món trà nhãn của gia đình.
Trên đây là toàn bộ các công thức pha trà nhãn và những lưu ý khi sử dụng. Ly trà nhãn thành phẩm sau khi pha sẽ có vị ngọt thanh, hương thơm dịu, rất tuyệt vời để giải nhiệt trong mùa hè.
Nguồn: Bài viết được biên tập bởi Mai’Store, mọi hình thức copy bài viết vui lòng để lại nguồn. Xin cảm ơn