Toc
- 1. Tháng 5, những quả vải thiều đã đạt độ chín, cùi vải căng mọng, ăn ngọt mát, thơm ngon. Ngoài cách ăn trực tiếp, cùi vải còn được sấy khô để ăn vặt, pha trà hoặc chế biến nhiều món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của quả vải. Nếu vẫn chưa biết vải khô làm món gì ngon thì bài viết dưới đây của Mai’Store sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
- 2. 9 món ăn từ vải khô thơm ngon, dễ thực hiện
- 3. 7. Thịt gà nấu vải
Tháng 5, những quả vải thiều đã đạt độ chín, cùi vải căng mọng, ăn ngọt mát, thơm ngon. Ngoài cách ăn trực tiếp, cùi vải còn được sấy khô để ăn vặt, pha trà hoặc chế biến nhiều món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của quả vải. Nếu vẫn chưa biết vải khô làm món gì ngon thì bài viết dưới đây của Mai’Store sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Vải là trái cây của mùa hè. Nhân mùa vải tươi chính vụ, các tín đồ ẩm thực cũng truyền tai nhau nhiều công thức nấu ăn ngon, hấp dẫn từ trái vải. Đó thường là các món tráng miệng, món cocktail hoặc món chè thơm ngon, bổ dưỡng.
Trong phạm vi bài viết hôm nay, Mai’Store sẽ giới thiệu cho các bạn danh sách những món ăn ngon từ vải khô. Với cách chế biến đơn giản, dễ thực hiện, những món ăn này mang đậm hương vị của quả vải thiều và có thể thực hiện ngay tại nhà.
9 món ăn từ vải khô thơm ngon, dễ thực hiện
Lưu ý: Trước khi dùng cùi vải để chế biến món ăn, bạn cần biết vải sấy khô bao nhiêu calo để tính toán hàm lượng dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Để có thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể bấm xem thêm trong bài vải khô bao nhiêu calo? Ăn vải có béo không? của Mai’Store.
1. Coktail vải
Ở một số nước châu Âu, vải sấy khô được thưởng thức tuyệt vời nhất dưới dạng cocktail. Sự nhất quán về hương vị, về độ mạnh mẽ của rượu sẽ mang đến những ly cocktail thơm ngon, hấp dẫn nhất cho mọi người
Nguyên liệu
- Vodka: 30ml
- Đường trắng: 2 muỗng
- Chanh tươi: ½ quả
- Đá viên
- 30 ml nước vải ngâm đường
- Dụng cụ lắc cocktail
Cách làm
- Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt. Cho các thành phần trên vào bình lắc, khuấy đều để đường tan hết rồi đậy nắp, lắc nhanh tay
- Đổ cocktail ra ly, cho thêm đá viên, một vài lát chanh và thưởng thức
2. Kem vải
List các món từ vải khô không thể không nhắc đến món kem vải. Đây là món kem với sự kết hợp của vải khô thái hạt lựu và kem tươi. Sự liên kết mềm mại và mịn màng trong thành phần của ly kem khiến người dùng liên tưởng đến những món sữa chua hoa quả thường hay sử dụng. Món kem vải thường được sử dụng như món tráng miệng trong các bữa ăn trưa hoặc bữa ăn tối nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể
Nguyên liệu
- Trái vải ngâm đường: hộp 250ml
- Đường trắng: 200g
- Sữa tươi: 500ml
- Kem tươi: 250ml
Cách làm
- Bắc nồi lên bếp, cho sữa tươi và đường vào nồi đun cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Tiếp đó, cho kem tươi vào nồi, dùng muôi khuấy đều để tạo thành hỗn hợp kem sánh mịn, để nguội
- Cho nước vải đóng hộp vào máy xay nhuyễn. Khi vải đã được xay nhuyễn, tiếp tục cho hỗn hợp kem vào máy xay cùng
- Đổ kem vào hộp kín rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khoảng 30 phút lại lấy kem ra ngoài, dùng thìa trộn đều để hỗn hợp kem được mịn. Thực hiện khoảng 4 lần trộn kem là ta có thể sử dụng được
3. Caramel vải thiều
Nếu là tín đồ của món caramel, chắc hẳn bạn muốn thử ngay những ly caramel béo ngậy kết hợp với trái vải sấy đúng không?
Nguyên liệu
Caramel
- Đường trắng: 250g
- Nước: 100g
Flan
- Trứng gà: 3 quả
- Lòng đỏ trứng gà: 3 quả
- Đường trắng: 30g
- Nước cốt dừa: 250g
- Sữa tươi: 250g
- 100g vải sấy: dùng kéo cắt nhỏ dạng hạt lựu
Cách làm
- Trái vải sấy tuy nhỏ nhưng lại có một hương vị vô cùng mạnh mẽ, nó rất phù hợp để làm nổi bật vị giác trong các món caramel của bạn
- Làm caramel: Cho đường + nước vào nồi, bật bếp rồi nấu cho đến khi hỗn hợp tan chảy, chuyển sang màu nâu thì rót caramel vào khuôn bánh (lưu ý: không dùng đũa khuấy mà chỉ dùng tay xoay nồi để đường tan hết)
- Làm plan: Trộn trứng, lòng đỏ trứng với đường. Hâm ấm nước dừa và sữa, tắt bếp rồi cho vào trộn chung với hỗn hợp trứng. Dùng rây lược qua hỗn hợp
- Cho vải sấy vào khuôn caramel, rót hỗn hợp plan lên trên, cho vào nồi hấp cách thủy, chờ hỗn hợp chín tới là có thể sử dụng được
4. Siro vải (Nước vải ngâm đường)
Với những tín đồ của vải tươi, việc ngâm trái vải trong hỗn hợp nước đường chính là cách an toàn, hiệu quả để bảo quản vải được lâu và an toàn. Cách làm nước vải ngâm này cũng khá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm nó ngay tại nhà của mình.
5. Thạch vải
Nếu thắc mắc không biết vải khô làm gì ngon thì món thạch vải rau câu cũng là một món ăn lạ, bổ dưỡng mà bạn có thể thử. Món thạch với hương vị ngọt mát hòa quyện cùng vị ngọt thơm của cùi vải, rất phù hợp để sử dụng để làm mát cơ thể trong mùa hè.
Nguyên liệu
- Cùi vải khô 300g
- Thạch rau câu con cá dẻo ½ gói
- Đường trắng: 130g
- Nước dừa tươi: 700ml
- Đá viên
- 20g cùi dừa nạo sợi
Cách làm
- Cùi dừa rửa sạch, dùng nạo nạo thành từng sợi nhỏ
- Dùng kéo cắt cùi vải thành từng miếng nhỏ giống hạt lựu
- Chừa cùi dừa và nước dừa vào nồi, bật bếp rồi đun sôi. Khi nồi nước dừa đã sôi, từ từ đổ thạch rau câu vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều để bột rau câu tan hết
- Đổ hỗn hợp bột rau câu vào khuôn thạch, xếp cùi vải vào khuôn, chờ nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Chờ khoảng 2h cho thạch đông lại là có thể sử dụng được
6. Chè vải hạt sen
Từng quả vải căng mọng được nhồi bên trong là viên hạt sen béo ngậy, bở tơi sẽ mang đến một món ăn thanh nhiệt, bổ dưỡng vô cùng ngon cho mùa hè của gia đình bạn. Đây cũng là một trong rất nhiều công thức chế biến món vải sấy khô nấu chè mà bạn có thể thêm vào danh sách các món ăn của gia đình. Chi tiết cách nấu chè vải hạt sen đã được Mai’Store chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để tìm hiểu thêm.
7. Thịt gà nấu vải
Thành phần chứa nhiều dưỡng chất quý, thịt gà nấu vải là món ăn rất tốt cho việc tẩm bổ, phục hồi cơ thể sau khi bệnh, ốm hoặc phẫu thuật
Nguyên liệu
- Ức gà: 1kg
- Cà rốt: 500g
- Cùi vải sấy: 100g
- Hành tươi, nấm đông cô, dầu hào, tỏi, hành khô, dầu ăn, muối
- Bún hoặc mì để ăn kèm
Cách làm
- Hành, tỏi khô bóc vỏ, băm nhỏ
- Hành tây bóc vỏ, thái hình múi cau
- Thịt gà thái thành miếng vừa ăn. Cho ½ phần hành, tỏi băm vào thịt gà ướp cùng một chút hạt nêm, dầu hào
- Cho dầu ăn vào nồi, cho nốt phần hành, tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Tiếp đó, cho thịt gà vào nồi, xào qua để thịt gà săn lại thì tắt bếp
- Múc thịt gà ra bát, để riêng
- Cho hành tây vào nồi xào sơ qua rồi đổ ngập nước. Cho phần xương gà vào nồi, hầm khoảng 1 tiếng để lấy nước dùng
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa. Nấm đông cô ngâm nước ấm rồi rửa sạch. Cùi vải ngâm nước ấm, rửa sạch, để ráo
- Khi đã hầm đủ thời gian, dùng muôi vớt xương gà ra ngoài. Tiếp đó, cho thịt gà đã xào, nấm đông cô, cà rốt, cùi vài vào nồi, hầm khoảng 20 phút cho đến khi cà rốt chín mềm thì nêm nếm lại gia vị, tắt bếp
- Múc canh ra bát, thêm hành hoa thái nhỏ và thưởng thức
8. Canh mướp đắng nấu vải
Canh mướp đắng nấu vải cũng là món ăn ngon từ vải khô mà Mai’Store muốn chia sẻ cho bạn đọc. Món ăn này có vị lạ, thanh mát, được rất nhiều gia đình nấu, thưởng thức trong mùa hè.
Nguyên liệu
– Vải sấy khô: 10 quả
– Mướp đắng: 1 quả
– Cánh gà: 2 chiếc
– Gia vị: gừng, bột canh, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương, bột ngọt (tùy chọn)
Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế cánh gà
Cánh gà rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn rồi ướp với tiêu, rượu, gừng, 1 thìa nước tương trong vòng 20 phút.
Bước 2: Sơ chế mướp đắng, cùi vải
– Mướp đắng rửa sạch rồi dùng dao bổ dọc, lọc bỏ ruột, hạt bên trong. Tiếp đó, bạn cắt mướp đắng thành từng miếng vừa ăn, kích thước khoảng 5 x 5 cm.
– Vải khô bóc vỏ, bỏ hạt, giữ lấy phần cùi vải màu nâu sẫm bên trong
Bước 3: Cho gà vào nồi, thêm vào 600ml nước rồi bắc lên bếp đun sôi. Khi nồi nước ninh gà đã sôi thì hạ nhỏ lửa, dùng muôi vớt bọc trắng và ninh thêm khoảng 30 phút.
Bước 4: Sau khi gà đã được hầm nhừ, lần lượt cho mướp đắng, cùi vài vào nồi, tiếp tục ninh thêm 2 – 3 phút, nêm gia vị rồi tắt bếp.
Món canh cùi vải mướp đắng không chỉ ngon, đậm đà mà lại còn rất tốt cho sức khỏe, thích hợp để bồi bổ cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
9. Cùi vải ngâm rượu
Bên cạnh việc sử dụng để nấu ăn, cùi vải khô còn được sử dụng để ngâm rượu vải – Loại rượu thuốc có vị ngọt, có tác dụng tăng cường khí huyết, tốt cho sinh lý nam giới.
Hiện tại, rượu vải được ngâm từ 2 nguồn nguyên liệu chính là vải khô và rượu. Để nắm được chi tiết cách ngâm, tỷ lệ ngâm, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài chia sẻ cách ngâm rượu vải khô của Mai’Store.
Toàn bộ thắc mắc về câu hỏi vải khô làm món gì ngon đã được Mai’Store giải đáp. Ngoài cách dùng ăn vặt, vải sấy khô còn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn,đồ uống khác nhau, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối của gia đình bạn.
Nếu bạn muốn đóng góp nhiều hơn nữa các món ăn ngon từ trái vải khô, bạn hoàn toàn có thể gửi email phản hồi về cho chúng tôi theo địa chỉ nguyenphuongagricare@gmail.com. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của các bạn!