Bài viết chia sẻ những cách đơn giản để bạn có thể làm những bình nước vải ngâm đường ngon, sạch, chất lượng ngay tại nhà của mình
Vải thiều là loại trái cây có chứa nhiều dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, quả vải lại là một loại trái cây có tính chất mùa vụ (kéo dài khoảng 1 tháng) và có thời hạn sử dụng ngắn (thường là 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh).
Là sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, trái vải tươi được các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng, các hộ nông dân canh tác vải đã nghiên cứu các phương thức mới để có thể bảo quản trái vải được lâu hơn, làm giảm thiểu tính mùa vụ của sản phẩm
Hiện tại, có 3 cách thức chính để có thể bảo quản trái vải tươi đó là: Để vải trong ngăn cấp đông, làm trái vải sấy khô, làm nước vải ngâm đường,… Với sự nổi bật về giá cả, về sự tiện dụng, trong một vài năm trở lại đây, vải thiều đóng hộp thì được được sử dụng nhiều trong cuộc sống của người tiêu dùng
Hiện nay, nguồn cung cấp nước vải đóng hộp chủ yếu đến từ các công ty Thái Lan và các cơ sở sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các loại nước vải đóng hộp này có giá bán khá cao và không dễ để có thể mua được tại chợ hay các siêu thị mini. Để tiết kiệm chi phí, thời gian, nhiều người lựa chọn cách làm nước vải đóng hộp ngay tại nhà
Vậy làm nước vải ngâm đường, nước vải đóng hộp tại nhà như thế nào, cần phải chú ý điều gì? Bài viết dưới đây của Mai’Store sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình
Lựa chọn vải thiều
Sơ chế quả vải tươi
Làm nước đường
Cách làm vải ngâm đường tại nhà
Lựa chọn vải thiều
Lựa chọn quả vải thiều của Bắc Giang, trái vải tròn đều, cùi mọng nước, vị ngọt vừa, hạt nhỏ. Số lượng vải tươi cần dùng là 2kg
Sơ chế vải
Sau khi đã lựa chọn được những trái vải thiều ưng ý, bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là sơ chế vải thiều. Bước này khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của người làm
Cách làm: Dùng kéo cắt sát cuống quả vải, bỏ cành rồi đem rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước
Cách sơ chế cùi vải
Ngâm nước muối với tỷ lệ 1:3 (1 muối, 3 nước). Bóc 1 phần nhỏ ở đầu của quả vải, dùng bút xoáy nhãn chuyên dụng chọc vào đầu quả, dùng lực quay tròn bút xoáy ở phần đầu quả rồi hất hạt vải ra ngoài. Phần cùi vải sau khi tách hạt sẽ được cho ngâm với hỗn hợp nước muối ở trên
Ngâm hỗn hợp cùi vải trong nước muối khoảng 60 phút rồi rửa lại với nước sạch để làm hết vị mặn dính trên cùi, để ráo nước
Làm nước đường
Trong khi chờ cùi vải ráo nước, ta tiến hành làm nước đường để ngâm vải. Với 2kg quả vải tươi, chúng ta nên sử dụng 250g đường trắng để ngâm
Cách làm nước đường cũng rất đơn giản, bạn đun sôi 1 lít nước, cho đường trắng vào hòa tan. Sau khi đường trong nồi tan hết, từ từ đổ cùi vải vào nồi, đun thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp
Chuẩn bị một vài chiếc lọ thủy tinh sạch, thành dày và có lắp đậy. Ngay khi vừa tắt bếp, dùng muôi múc nước vải vào lọ, đậy lắp lại. Chờ khi lọ nước vải đã nguội, cho lọ nước vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản
Với cách làm khá đơn giản, bạn đã có thể làm ngay những hộp nước vải thơm ngon, hấp dẫn cho gia đình mình. Những lọ nước vải này có thể sử dụng tối đa trong 2 tháng để pha nước uống, nấu chè, làm món tráng miệng,…, rất tiện lợi và dễ sử dụng đúng không nào?
Ly trà vải làm từ nước vải ngâm đường
Món tráng miệng ngon làm từ nước vải ngâm đường
Món chè hạt sen vải thiều với nguyên liệu chính là nước vải ngâm đường. Bấm xem cách nấu ở đây
Một vài lưu ý khi làm vải ngâm đường tại nhà
- Khi sơ chế vải, không nên dùng tay vặt quả vải sẽ khiến lớp vỏ bên ngoài của quả bị trật ra ngoài, khi rửa với nước sẽ làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cùi vải
- Vải thiều được lựa chọn phải là những quả vải đều nhau, không bị quá nước hoặc sâu đầu
- Đầu tiên, trong quá trình tách hạt vải ra khỏi cùi, tốt nhất bạn nên làm thật chậm rãi và cẩn thận để cùi vải không bị rách. Nếu bạn muốn mua dụng cụ tách hạt vải chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại video này
- Việc ngâm cùi vải vào nước muối chính là bước quan trọng để làm giảm bớt tính nóng của quả vải, chính vì thế bạn không được bỏ qua bước này
- Để bảo quản lọ đựng vải được lâu nhất, ngay khi vừa tắt bếp, bạn cần phải trút ngay nước vải vào lọ, đậy nắp kín ngay sau đó. Áp suất trong bình khi đó rất lớn, sẽ tạo ra lực hút chân không bên trong bình nước vải, khiến việc bảo quản lọ vải được lâu hơn