Nguồn gốc và cách làm hủ tiếu nam vang Sài Gòn cực đơn giản
Cập nhật vào 19/09
Nhắc đến ẩm thức Sài Gòn không thể không nhắc tới món hủ tiếu Nam Vang. Món ăn này có nguồn gốc ở đâu? Cách làm như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau.
Nội dung chính
1. Nguồn gốc hủ tiếu Nam Vang
Hủ tiếu Nam Vang được sáng chế ra ở Thủ đô Nam Vang (Phnom Pênh) của Campuchia. Tuy nhiên, loại hủ tiếu này không phải do người Campuchia sáng chế mà là do người Hoa sinh sống tại đó tạo nên.
Sau khi người Hoa từ Campuchia đến Sài Gòn sinh sống và làm việc, họ mang theo công thức chế biến món hủ tiếu Nam Vang này và từ đó hủ tiếu Nam Vang Sài Gòn đã xuất hiện.
Khi về Sài Gòn, theo thời gian, công thức chế biến hủ tiếu Nam Vang ban đầu đã không còn. Người Sài Gòn dần dần đã cải biến món ăn này sao cho phù hợp với khẩu vị của mình hơn.
Hủ tiếu Nam Vang Sài Gòn thơm ngon hơn, thịt cũng mềm hơn, sợi hủ tiếu dẻo thơm hơn so với hủ tiếu Nam Vang ban đầu.
Một điều khác biệt nữa là thay vì thành phần chỉ có thịt heo miếng và thịt heo băm như hủ tiếu Nam Vang trước đó, hủ tiếu Nam Vang Sài Gòn có nhiều thành phần hơn như tôm, gan, trứng cút, mực…
Nước dùng chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt được hủ tiếu Nam vang Sài Gòn với các món hủ tiếu khác.
Bạn có thể tham khảo thêm các món ăn khác của Sài Gòn trong bài viết: 3 món ăn đặc trưng nhất của Sài Gòn.
2. Cách làm hủ tiếu Nam Vang
2.1. Nguyên liệu
- 1kg Xương ống, 200 gr thịt nạc heo.
- 150 gr tôm sống , 100 gr mực tươi, 1 con mực khô, 3 quả trứng cút.
- Hủ tiếu khô, tỏi, hành khô, hành tây, giá, hành lá, ngò, cần tây, hẹ, ớt, chanh.
- Dầu ăn, nước mắm, muối, đường, hạt tiêu, bột nêm.
2.2. Cách chế biến
Bước 1: Chế biến nước dùng
Rửa sạch xương ống sau đó cho vào trần nước sôi sơ qua khoảng 5 đến 10 phút rồi bỏ ra rửa sạch lần nữa.
Sử dụng nồi áp suất (nếu có) để ninh xương. Nếu không có nồi áp suất, bạn có thể thay thế bằng nồi thường nhưng thời gian để ninh xương sẽ lâu hơn.
Mực khô mang nướng rồi cho vào nồi cùng hành khô, hành tây đã thái nhỏ, đậy nồi áp suất ninh trong khoảng 10 – 15 phút.
Khi nồi báo hiệu ninh xong thì tắt bếp và để khoảng 30 phút cho nồi hết hơi rồi mở nắp nồi.
Nêm gia vị và nếm sao cho vừa khẩu vị. Như đã đề cập ở trên, nước dùng rất quan trọng đối với món này nen các bạn nhớ lưu ý bước này nhé.
- Khám phá: 5 món bánh xèo nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
Bước 2: Xử lý những nguyên liệu ăn kèm
- Thịt heo rửa sạch, bằm nhuyễn
- Cho chảo lên bếp, đổ ít dầu ăn, đến khi dầu ăn sôi thì cho tỏi đã đập nhỏ vào phi cho thơm lên. Tiếp đó cho thịt vào xào chín.
- Sau khi xào thịt xong thì cho ra bát
- Tỏi còn lại bằm nhuyễn, hành tây bằm nhuyễn đun cháy vàng.
- Các loại sống rửa sạch ngâm với muối loãng khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Cho trứng cút vào luộc chín rồi bóc vỏ để vào bát.Sau đó tiếp đó luộc tôm chín, bóc vỏ bỏ đầu để vào bát khác.
- Sau khi làm sạch mực đem thái thành từng lát nhỏ rồi luộc chín.
- Hành lá rửa sạch rồi đem thái nhỏ để ra đĩa.
- Trần hủ tiếu khô cho mềm rổi để ào rổ.
Bước 3: Trình bày
- Gắp hủ tiếu vào bát.
- Tiếp đó cho thêm giá, hẹ, mực, trứng cút,…. đã chuẩn bị từ trước đó vào cùng bát đựng hủ tiếu.
Chan nước dùng vào bát. Rắc thêm chút hành lá lên trên. Bạn có thể cho thêm ít nước cốt chanh và 1 -2 lát ớt thái mỏng vào bát hủ tiếu để món ăn có thêm nhiều vị nhé.
Vậy là một bát Hủ Tiếu Nam Vang ngon tuyệt vừa mới được chế biến thành công rồi đó!
Bát hủ tiếu Nam Vang Sài Gòn bắt mắt với nhiều màu sắc
Để làm được món hủ tiếu Nam Vang Sài Gòn cần có nguyên liệu khá cầu kỳ và thời gian cũng không phải ngắn. Tuy nhiên, một món ăn có hương vị đặc biệt và quy tụ nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như vậy cũng đáng để các bà nội trợ nên thử.